Xs Binh Dinh

Mai là con dâu cũ của bà Lan. Hôm trước, ngư bàn bệt

【bàn bệt】Người cũ

Mai là con dâu cũ của bà Lan. Hôm trước,ườicũbàn bệt người ta thấy bà ngã ở đường nên đưa đi cấp cứu, may mà bệnh tình không nguy hiểm. Khi hàng xóm gọi lên cho anh Bình thì mới biết vợ chồng anh có chuyến công tác nước ngoài nên không về ngay được. Thời gian đó, Mai vừa là hàng xóm, vừa là dâu cũ sang chăm bà cụ. Phòng trong chỉ để cái đèn ngủ lờ mờ vì người già không chịu được ánh sáng chói. Phòng ngoài để đèn để chờ vợ chồng anh Bình về. Từ thành phố về mất 4 tiếng, nhưng không hiểu sao đã 7 tiếng rồi mà chưa thấy về tới nơi.

Người cũ - Truyện ngắn dự thi của An Nhiên (Hà Nội) - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Hoàng Hà

Khi tối, Mai đã nhờ bà Viên ở nhà bên sang trông bà Lan, để cô về trước, vì không tiện ở lại trong hoàn cảnh ấy. Nhưng đến 9 giờ tối, bà Viên đợi mãi chưa thấy anh Bình về nên đã trả lại cho Mai vì người già không tiện thức khuya. Thế là Mai lại phải sang.

- Hay là nó lại làm sao nhỉ? Hay con gọi cho nó hộ bà xem… 

- Chắc xe hỏng giữa đường nên đi chậm, thôi đợi thêm lúc nữa, con gọi không tiện. 

Ngồi thêm một lúc, nghe tiếng xe ngoài cửa, Mai bước ra. Cô bật thêm bóng đèn ngoài cổng.

- Vợ chồng anh ấy về rồi. Để con dặn anh ấy về thuốc cho bà, rồi con cũng về luôn đây. 

Bà Lan không biết nói gì. Mai đi ra cổng. Dưới ánh đèn, Trâm, vợ Bình hơi khựng lại khi thấy Mai. Mai nhanh miệng:

- Chắc hai người hỏng xe à, bà cụ đang đợi. Bình thường giờ này bà ngủ rồi. Thuốc của bà tôi để đầu giường, đã chia và ghi rõ sáng tối rồi. Những ngày này bà chỉ ăn cháo và uống nước hoa quả, về cơ bản bà không sao nữa rồi, thêm vài bữa nữa sẽ bình phục. Hai người về rồi, tôi phải sang bên nhà nhé. 

Nói rồi Mai nhanh chân bước ra. Khi Bình nhìn theo Mai định nói gì đó thì Trâm quay sang: 

- Cứ để chị ấy về nghỉ, anh mang đồ vào rồi xem mẹ thế nào, còn nghỉ đã. Đi một mạch, nóng nực, đứng đường đợi hỏng xe, em mệt quá rồi. 

Xóm làng Vân từ lâu nhiều nhà đóng cửa bỏ không. Người làng đi làm ăn xa, rồi nhiều người định cư trên phố, đón cha mẹ đi. Trong xóm còn lại toàn người già. Nhiều người đi với con dăm bữa nửa tháng lại đòi về.

Mai vừa vào nhà thì thằng bé Hiển ngồi dậy:

- Sao giờ mẹ mới về? 

- Con tỉnh dậy à? Mẹ đợi bác Bình tới nhà rồi mẹ mới về, không nỡ để bà nằm một mình. 

- Bố Bình về à? 

- Đừng gọi bố, gọi bác thôi con! 

Hiển là thằng bé con của Nhàn, một người bạn của Mai và Bình. Hai vợ chồng Mai, Bình lấy nhau 5 năm mà không có con. Chồng Nhàn lại mất trong một lần tai nạn. Thế là Hiển thường gọi bố Bình, mẹ Mai. Cuộc hôn nhân của Mai và Bình những năm đầu giống như thanh mai trúc mã từ hàng xóm chuyển sang ở chung, cũng không có gì lạ lẫm. Nhưng khao khát mụn con dần dần lại trở thành một bức tường ngăn cách giữa hai người. Cuối cùng thì Mai đưa đơn ra tòa sau nhiều lần đã chạy chữa và cả thụ tinh ống nghiệm mà vẫn không có nổi mụn con. Hơn một năm sau Bình lấy Trâm, cô gái cùng cơ quan anh. Đã năm năm đi qua. Thằng bé Hiển giờ đã mười tuổi. Vợ chồng Trâm Bình cũng liên tiếp sinh được hai đứa con một gái một trai.

Bà Lan thường lên ở với vợ chồng con trai vài tháng rồi lại về. Bà nói còn khỏe, ở làng quen rồi, có bạn già với nhau, những lúc ốm lặt vặt thì dùng cây lá trong nhà là khỏe. Mai từ con dâu giờ về lại vị trí hàng xóm như ngày cô còn bé, vẫn thỉnh thoảng qua thăm nom bà cụ. Thằng bé Hiển cũng vẫn thường xuyên chạy sang nhà bà Lan, hai bà cháu đi chơi cùng nhau.

Nhàn theo người ta lên phố làm việc rồi được mai mối đã lấy một ông chồng người ngoại quốc. Từ đó thằng Hiển chính thức trở thành con của Mai, về sống cùng Mai, làm thủ tục nhận mẹ con theo luật pháp. Có con, Mai cũng quên câu chuyện của mình với Bình, lại như một người hàng xóm mà thôi. Bình và Trâm thỉnh thoảng mới về nên cũng không mấy khi chạm mặt nhau.

***

Sáng hôm sau khi Mai chở cu Hiển đi học, ngang qua nhà bà Lan, thấy Bình đang hái tàu lá chuối. Thằng bé hồn nhiên gọi:

- Bố… à bác Bình. 

Bình ngẩng lên nhìn, anh buông con dao xuống định tiến lại nhưng Mai tăng ga xe để đi luôn:

- Tôi đưa cháu đi học kẻo trễ giờ rồi. 

Trong sân, Trâm nhìn ra nhưng không nói gì. Cô đang kể lể với mấy bà hàng xóm, buổi sớm đã kéo sang tụ tập xem bà Lan ra sao:

- Cháu đã bảo mẹ cháu ở lại trên phố với tụi cháu. Giờ con cái công việc như vậy bộn bề lắm không về được. Ở đó có con có cái, có giúp việc thì đâu nên nỗi. Chứ ở đây lỡ có chuyện gì, con cái lại mang tiếng rồi ân hận, rồi lại phải nhờ vả hàng xóm phiền lắm. 

- Em nói ít thôi, khi nào mẹ khỏe thuyết phục mẹ đi, giờ đừng nói gì nữa. 

- Mai em phải đi rồi, có cuộc tiếp đoàn khách châu Âu sang, quan trọng. Anh ở lại rồi đưa mẹ lên sau. 

Khi Mai đang thu dọn đám lá rụng và cỏ trong vườn để chuẩn bị trồng thêm ít rau thì Trâm kéo cái cổng bước vào. Cô vuốt nhẹ tay lên tàng lá của mấy chậu cây mười giờ, nói bâng quơ:

- Anh Bình cũng thích trồng cây này ở ban công. 

- Ôi giời, cả làng này nhà nào cũng trồng cô ạ, nó dễ sống, lại rẻ ấy mà nên trồng theo thói quen, chả biết thích hay không đâu. 

Mai ngừng tay, vặn nước rửa rồi hỏi: 

- Cô Trâm vào uống nước, bà cụ không sao đâu. Có cần hỏi thêm gì cô cứ hỏi. 

- Không, em sang cảm ơn chị đã chăm mẹ em lúc bọn em không ở nhà. 

- Không có gì cô, ở quê hàng xóm thì như vậy là chuyện thường, cô không phải nghĩ. 

- Vâng, nhưng chị thì khác. Anh Bình đang nấu cho cụ ăn nên em qua. Em gửi chị chút quà gọi là cảm ơn, với lại coi như là cho thằng Hiển. Vợ chồng em cảm thấy áy náy mắc nợ… nên coi như chị nhận để… 

Trâm một tay kéo tay Mai lại gần, một tay đặt phong bì vào tay Mai. Mai ngỡ ngàng thu tay lại. Đúng lúc đó Bình bước sang:

- Trâm, em làm gì thế…

- Em, thì em cảm ơn chị ấy, mình đi thuê người trông thì còn tốn hơn, mà hơn nữa làm sao bằng chị ấy, sao cứ mắc nợ chị ấy mãi được. 

Thấy thế, Mai lại đưa tay cầm lấy chiếc phong bì trên tay Trâm và nói:

- À không, tôi nhận, tôi nhận. Hai người yên tâm đi, không phải áy náy gì, không phải nghĩ nợ nần gì nữa nhé. Tôi nhận rồi. 

- … 

- … 

- Thôi nhé, tôi phải đi ra trường xem cu Hiển học xong chưa đã. Hai người về với bà cụ đi, không phải nghĩ gì, tôi nhận rồi. Tôi đi đây. 

Lúc đó đồng hồ mới điểm 9 giờ. Cu Hiển tới chiều mới về, giờ bọn trẻ nhà quê cũng ăn cơm bán trú ở trường. Mai định đi đâu. Cô để phong bì vào cái giỏ xe rồi dắt xe đi luôn.

Dưới tàng cây lớn ngoài cổng chùa làng, Mai ngồi đó, nước mắt ứa ra. Trong chùa vọng ra tiếng nhà sư tụng kinh. Mai vào cầm chổi quét những đám lá rơi đầy trên lối đi. Quét xong, cô bỏ chiếc phong bì vào hòm công đức. Ngôi chùa nhỏ trong làng chỉ có một nhà sư, không rõ quê ở đâu nhưng đã tới làng này hơn hai mươi năm. Người làng thường lên đây quét dọn giúp sư. Nhiều người về làng nghe nói đã từng muốn sửa chùa, xây chùa to lên nhưng sư nói chùa vẫn nguyên vẹn không cần phải xây thêm hay sửa chữa, tiền cúng dường cứ mang đi hỗ trợ các trẻ mồ côi và người già khó khăn. Hằng tuần, sư và các cháu thanh niên cùng những người còn khỏe mạnh thường nấu cháo phát từ thiện ở bệnh viện huyện gần đó.

Ba ngày sau, bà Lan tạm biệt những người bạn già để cùng anh Bình lên phố. Mai bảo con trai sang chào bà. Bà Lan vỗ vai thằng bé: Bà phải đi đây, bà đi cho mẹ con không phải chịu đựng thêm gì nữa… Chắc bà cháu mình không được gặp nhau nhiều nữa rồi, phải ngoan nhé!

Lúc chiếc xe đi qua một đoạn, Mai mới ra nhìn theo. Thằng Hiển chạy lại ôm mẹ nói:

- Bà bảo con cầm về cho mẹ này.

Mai mở ra, bên trong chiếc túi màu điều là một sợi dây bạc đã cũ. Ngày xưa khi về làm dâu, bà Lan đã đeo vào cổ Mai sợi dây chuyền đó. Ngày trở lại thành hàng xóm, Mai gửi lại chiếc vòng để bà Lan đeo cho nàng dâu mới. Nhưng bà đã giữ nó trong chiếc rương cũ cho tới tận hôm nay.

Người cũ - Truyện ngắn dự thi của An Nhiên (Hà Nội) - Ảnh 2.

Thể lệ

Sống đẹp với tổng giải thưởng lên đến 448 triệu đồng

Với chủ đề Trái tim yêu, bàn tay ấm, cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 là sân chơi hấp dẫn cho các nhà sáng tạo nội dung trẻ. Bằng việc đóng góp những tác phẩm thể hiện thông qua các loại hình như bài viết, ảnh, video... có nội dung tích cực, nhiều cảm xúc cùng cách trình bày hấp dẫn, sinh động phù hợp với các nền tảng khác nhau của Báo Thanh Niên.

Thời gian nhận bài: từ 21.4 - 31.10.2023. Ngoài hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, truyện ngắn, năm nay còn mở rộng thêm hạng mục dự thi gồm ảnh và video trên YouTube.

Cuộc thi Sống đẹplần thứ 3 của BáoThanh Niênđề cao các dự án cộng đồng, hành trình thiện nguyện, việc làm tốt của các cá nhân, doanh nhân, tập thể, công ty, doanh nghiệp trong xã hội và đặc biệt là đối tượng các bạn trẻ ở thế hệ gen Z hiện nay nên có riêng một hạng mục dự thi do ActionCOACH Việt Nam tài trợ. Sự xuất hiện của các khách mời đang sở hữu tác phẩm nghệ thuật, văn chương, nghệ sĩ trẻ được người trẻ yêu mến cũng giúp cho chủ đề của cuộc thi lan tỏa một cách mạnh mẽ, tạo sự đồng cảm của giới trẻ.

Về bài viết dự thi: Các tác giả có thể tham gia theo hình thức ký sự, phóng sự, ghi chép, phản ánh câu chuyện người thật, việc thật và bắt buộc phải có hình ảnh nhân vật kèm theo. Bài viết thể hiện nội dung về một nhân vật/tập thể đã có những hành động đẹp, thiết thực giúp đỡ cá nhân/cộng đồng, lan tỏa những câu chuyện ấm áp, nhân văn, tinh thần sống lạc quan, tích cực. Riêng truyện ngắn dự thi, nội dung có thể sáng tác từ câu chuyện, nhân vật, sự việc… sống đẹp có thật, hoặc hư cấu. Bài viết dự thi được viết bằng tiếng Việt (hoặc tiếng Anh đối với người nước ngoài, ban tổ chức đảm nhận việc chuyển ngữ) không quá 1.600 chữ (riêng truyện ngắn không quá 2.500 chữ).

Về giải thưởng: Cuộc thi có tổng giá trị giải thưởng gần 450 triệu đồng.

Trong đó, ở hạng mục bài viết ký sự, phóng sự, ghi chép có: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 2 giải nhì: mỗi giải trị giá 15.000.000 đồng; 3 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 5 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải bài viết được bạn đọc yêu thích (bao gồm lượt xem và lượt like trên Thanh Niên Online): trị giá 5.000.000 đồng.

Với thể loại truyện ngắn: Giải thưởng dành cho tác giả có truyện ngắn dự thi: 1 giải nhất: trị giá 30.000.000 đồng; 1 giải nhì: trị giá 20.000.000 đồng; 2 giải ba: mỗi giải trị giá 10.000.000 đồng; 4 giải khuyến khích: mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.

Ban tổ chức còn trao 1 giải thưởng dành cho tác giả có bài viết về doanh nhân sống đẹp: trị giá 10.000.000 đồng và 1 giải thưởng dành cho tác giả viết về 1 dự án thiện nguyện nổi bật của nhóm/tập thể/doanh nghiệp: trị giá 10.000.000 đồng.

Đặc biệt, ban tổ chức sẽ chọn ra 5 nhân vật được vinh danh do ban tổ chức bình chọn: trao tặng 30.000.000 đồng/trường hợp; cùng rất nhiều giải thưởng khác.

Bài, ảnh và video tham gia dự thi, bạn đọc gửi về địa chỉ: [email protected] hoặc qua đường bưu điện (Chỉ áp dụng cho hạng mục dự thi Bài viết và Truyện ngắn): Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Tác phẩm tham dự cuộc thi SỐNG ĐẸP lần 3 - 2023). Thông tin và Thể lệ chi tiết được đăng trên chuyên trangSống đẹpcủa BáoThanh Niên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap