Xs Binh Dinh

Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài viếtĐầu tư cho k account center

【account center】Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi 'sáng đầu tư, chiều có kết quả'

Sau khi Báo Thanh Niên đăng bài viết Đầu tư cho khoa học mỗi năm chỉ bằng tiền làm 'một dặm đường',êncứukhoahọckhôngthểđòihỏisángđầutưchiềucókếtquảaccount center các nhà khoa học tiếp tục nêu ý kiến xung quanh vấn đề ngân sách cho nghiên cứu khoa học.

Chưa được 1% tổng chi ngân sách 

GS-TS Nông Văn Hải, Viện Nghiên cứu hệ gen - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, cho rằng 300 tỉ đồng (khoảng trên dưới 13 triệu USD) ngân sách đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản thông qua Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) ở Việt Nam mỗi năm, là con số quá nhỏ.

Ông Hải dẫn lại số liệu báo cáo năm 2020 của Viện Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia Nhật Bản cho biết, số tiền chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Mỹ năm 2018 là gần 550 tỉ USD, Trung Quốc gần 522 tỉ USD, Nhật Bản 162 tỉ USD, Đức 133 tỉ USD và Hàn Quốc là 93 tỉ USD. Số nhà nghiên cứu khoa học của Trung Quốc là 1,87 triệu, Mỹ 1,43 triệu, Nhật 680.000, Đức 430.000, Hàn Quốc 410.000.

Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi "sáng đầu tư, chiều có kết quả" - Ảnh 1.

Ngân sách cho nghiên cứu khoa học ở Việt Nam còn thấp

X.H

Năm 2018 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước dẫn đầu thế giới về số lượng công trình công bố quốc tế. Còn trong báo cáo năm 2022, Trung Quốc tiếp tục vượt Mỹ không những về số lượng mà lần đầu tiên vượt Mỹ về chất lượng số công bố trên các tạp chí tốp đầu thế giới, theo ông Hải.

"Để có sức mạnh khủng khiếp đó, họ đã đầu tư hàng trăm tỉ USD mỗi năm để phát triển nhân lực và các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ", GS-TS Hải nói.

Bên cạnh đó, PGS-TS Phạm Trung Hiếu, Trưởng khoa Địa chất Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cũng cho rằng sở dĩ các quốc gia như Mỹ, Trung Quốc có nền khoa học hùng mạnh là vì họ đưa ra tầm nhìn xa và đầu tư những con số khủng khiếp.

"Nhiều nước trở nên thịnh vượng cũng là nhờ việc đầu tư bài bản và có chiến lược vào nghiên cứu khoa học cơ bản từ hàng vài chục đến hàng trăm năm trước. Hiện nay ngân sách của Việt Nam dành cho nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung chưa đến 1% GDP quốc gia, trong khi các nước phát triển trên thế giới con số này là 2% hoặc hơn (năm 2020 Mỹ đã chi 3,45%, Trung Quốc chi 2,4% cho khoa học và công nghệ). 300 tỉ mỗi năm là chưa phù hợp với tốc độ phát triển chung và không thể đủ để nâng tầm cho khoa học Việt Nam", PGS-TS Hiếu nhận định.

Theo GS-TS Nông Văn Hải, Nghị quyết Đảng yêu cầu chi cho khoa học công nghệ là 2% tổng chi ngân sách trở lên nhưng năm 2022 chỉ được 0,82%.

Nghiên cứu khoa học không thể đòi hỏi 'sáng đầu tư, chiều có kết quả' - Ảnh 2.

Các nước đánh giá khoa học dựa vào quy trình gồm 5 khâu: input (đầu vào), activities (hoạt động), outputs (đầu ra), outcomes (hiệu quả) và impact (tác động/ảnh hưởng)

PHẠM HỮU


Doanh nghiệp Việt Nam còn quá nhỏ để trở thành nguồn đầu tư

Theo PGS-TS Phạm Trung Hiếu, để nguồn lực tài chính cho nghiên cứu khoa học lớn mạnh hơn, ngoài ngân sách nhà nước, các quốc gia còn có quy định doanh nghiệp phải trích doanh thu để đầu tư vào nghiên cứu cả khoa học cơ bản lẫn khoa học ứng dụng.

"Tuy nhiên, Việt Nam chưa có các quy định về vấn đề này. Rất ít doanh nghiệp khi cần nghiên cứu sản phẩm nào đó mới đặt hàng và đầu tư cho các nhà khoa học thực hiện", ông Hiếu chia sẻ.

GS-TS Nông Văn Hải cũng thông tin: "Ở nước ngoài, doanh nghiệp đầu tư cho các quỹ, trường, viện nghiên cứu của nhà nước rất nhiều. Nhưng Việt Nam thì doanh nghiệp còn rất nhỏ, chưa có tiềm lực để đầu tư vì nếu chỉ vài tỉ đồng thì không thấm vào đâu. Hiện nay mới chỉ có tập đoàn Vingroup đủ mạnh để vận hành Quỹ đổi mới sáng tạo Vingroup (VinIF), chi cho nghiên cứu khoa học không phân biệt các nhà khoa học từ các cơ sở nghiên cứu công lập hay tư nhân với chi phí gần 800 tỉ đồng trong 5 năm từ 2018-2022".

Đừng đòi hỏi đầu tư phải thấy ngay kết quả

Ông Hải tiếp tục nhận định: "Ta không giàu như Mỹ, không đông người như Trung Quốc, không có nền khoa học lâu đời như Anh, Pháp, Đức... và chưa đủ tinh thần thượng võ cả trong khoa học như Nhật... nên kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế và khoa học phát triển nhưng tương đối mới và nhỏ hơn như Úc, New Zealand và Ireland cũng có thể cho ta những bài học hay".

Theo đó, các nước đánh giá khoa học dựa vào quy trình gồm 5 khâu: input (đầu vào), activities (hoạt động), outputs (đầu ra), outcomes (hiệu quả) và impact (tác động/ảnh hưởng).

"CSIRO - Cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất của Úc sử dụng ngân sách nhà nước, đã tiến hành hàng chục ngàn dự án nghiên cứu và lọc ra được 286 dự án đáp ứng một mức tối thiểu tiêu chí hoàn vốn tài chính. Nghĩa là chỉ 286 dự án là có thể mang lại những tác động về mặt xã hội, môi trường hoặc kinh tế. Như vậy, có thể ước tính số lượng các công trình nghiên cứu ở đầu ra chỉ chiếm dưới 3% so với đầu vào. Nhưng 3% công trình có ứng dụng không những đủ để bù lại các chi phí ban đầu cho toàn bộ các dự án khác mà còn mang đến những lợi nhuận, hiệu quả to lớn", GS-TS Nông Văn Hải phân tích.

Đó là chưa kể, có những công trình nghiên cứu phải mất vài chục năm, thậm chí hàng trăm năm mới gây ra những tác động, ảnh hưởng tới đời sống.

"Vì thế, nếu nói làm một dặm đường có cả trăm ngàn người đi còn làm nghiên cứu khoa học không có ai xài, là vô cùng sai lầm. Từ đầu vào đến đầu ra rồi đến tác động, ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học mất rất nhiều thời gian", ông Hải nhận định.

PGS-TS Phạm Trung Hiếu cũng cho rằng đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học cơ bản, thì không phải một sớm một chiều là thấy ngay kết quả. "Nếu đòi hỏi phải thấy ngay kết quả thì các nước như Mỹ, Trung Quốc đã không thể lớn mạnh như ngày hôm nay", ông Hiếu chia sẻ.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap