Thu Thương,útgọnchứaquảngcáobủavâyngườidùbet 69 kèo nhà cái nhân viên văn phòng ở Hà Nội, cho biết dạng link rút gọn này hiện tràn ngập Facebook, từ trang cá nhân cho đến hội nhóm, gây khó chịu cho người xem. "Hàng loạt đường dẫn được đăng tự động, nói là phần tiếp theo của video, nhưng khi nhấn vào đều dẫn đến một trang thương mại điện tử", Thương nói.
Ông Nguyễn Văn Sĩ, 48 tuổi ở TP HCM, cho biết ông cũng thường xuyên bị lừa truy cập vào trang thương mại điện tử dù không có nhu cầu mua sắm. Khi vào Facebook, nhất là phần Video, ông hay bắt gặp đoạn giới thiệu thu hút, nhưng khi bấm "Xem thêm", tài khoản không hiển thị nội dung còn lại mà chuyển sang một trang Shopee.
Theo ông Hà Đức Tuấn, chuyên gia marketing tại TP HCM, các đường link rút gọn đang rộ trên Facebook dưới hai dạng. Thứ nhất là chatbot tự động đăng link với nội dung mời gọi nhấn vào ở phần bình luận. Mô hình này khiến người dùng khó chịu vì phải lướt qua rất nhiều bình luận spam mới có thể tương tác với mọi người.
Thứ hai là link được người đăng bài chủ động gắn, dụ người đọc nhấn vào. "Bài đăng dạng này chủ yếu ăn theo sự kiện thời sự đang được quan tâm. Người đăng viết một đoạn mô tả, sau đó thêm link vào chữ 'Xem thêm'. Nếu click vào, người dùng bị chuyển sang website mới", ông Tuấn cho hay.
Trong khi đó, ông Mai Thanh Phú, chuyên cung cấp dịch vụ mạng xã hội, cho biết link rút gọn chủ yếu xuất hiện ở những fanpage lớn, có lượt tương tác cao. Họ chèn link để kiếm tiền từ dịch vụ tiếp thị liên kết website.
Cụ thể, khi người dùng bấm vào link dẫn đến trang thương mại điện tử nào đó, đường dẫn có gắn mã giới thiệu của người tạo link và người này có thể được trả tiền theo số lượt truy cập. Nếu một món hàng được mua từ link, người tạo sẽ nhận thêm tiền hoa hồng. Thông thường mã tiếp thị liên kết website kéo dài 7-14 ngày, một số trường hợp lưu đến 30 ngày. Cơ chế này kích thích nhiều người tạo nội dung thu hút người dùng Facebook bấm vào.
Xuân Hương, chủ một cửa hàng bán đồ online trên sàn thương mại điện tử, cho biết cô đã thuê dịch vụ link rút gọn từ hơn một tháng trước. Doanh số ban đầu tăng so với quảng cáo thông thường. Tuy nhiên gần đây, lượng truy cập cửa hàng của cô giảm dù vẫn chạy đều. "Bên dịch vụ nói người dùng đã quen với việc gặp link rút gọn, không bị lừa nữa nên nếu muốn duy trì, cần tăng độ phủ. Sau khi cân nhắc chi phí và hiệu quả, tôi dừng dịch vụ", Hương nói.
Đại diện một sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam xác nhận hiện tượng dẫn link rút gọn từ Facebook về sàn và cho biết chính sách của sàn không cấm việc này. Họ chỉ quản lý những sản phẩm, hoạt động diễn ra trong phạm vi của nền tảng, nên việc dẫn link từ Facebook hay Google về cửa hàng sẽ do người dùng chủ động và chịu trách nhiệm.
Theo ông Mai Thanh Phú, phần lớn link rút gọn dẫn về trang thương mại điện tử là một dạng spam quảng cáo, gây phiền toái cho người dùng, chứ không nguy hiểm đến tài khoản. Tuy nhiên, cũng đã xuất hiện một số đường dẫn giả mạo, chứa mã độc nhằm mục đích đánh cắp tài khoản. "Một số link đưa đến một trang giả mạo giao diện Facebook, yêu cầu đăng nhập nếu muốn xem tiếp video. Nếu không quan sát kỹ, người dùng có thể mất tài khoản", ông Phú cảnh báo.
Trước đó, cuối tháng 6, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cảnh báo về chiêu trò rải link lừa đảo, seeding quảng cáo "bẩn" trên Facebook. Đại diện Cục chỉ ra một số dấu hiệu nhận biết như kẻ lừa đảo tạo một trang giả mạo có giao diện tương tự trang web tin cậy, như ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến. Trang này được thiết kế để thu thập thông tin cá nhân và đăng nhập của người dùng. Một số còn tạo đường link hấp dẫn, dùng tiêu đề hoặc mô tả khiến người dùng quan tâm như "Nhận ngay ưu đãi đặc biệt", "Kiểm tra tài khoản của bạn", "Bạn bị bóc phốt" hoặc các sự kiện đang đượng cộng đồng quan tâm.
Theo các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, người dùng nên cảnh giác với link không rõ nguồn gốc, không nhấn vào đường dẫn lạ. Các link rút gọn cũng cần được kiểm tra trước khi nhấp vào, trong đó lưu ý địa chỉ URL khớp với trang định truy cập, không có ký tự lạ. Người dùng cần tăng cường bảo mật cho tài khoản, thường xuyên cập nhật trình duyệt, ứng dụng.
Chiến dịch "Tin"do Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử (Bộ Thông tin Truyền thông) phối hợp với Báo VnExpress, FPT Online phát động nhằm nâng cao nhận thức, phòng chống tin giả trên không gian mạng.
Cuộc thi "Anti Fake News" nằm trong khuôn khổ chiến dịch. Đây là sân chơi khuyến khích các bạn trẻ sáng tạo nội dung liên quan đến việc chia sẻ thông tin tích cực, hạn chế tin giả, sai sự thật trên nền tảng TikTok. Thí sinh có thể thực hiện điệu nhảy "Anti Fake News", hát bài hát chủ đề do ban tổ chức công bố hoặc kể chuyện, diễn hoạt cảnh tình huống... và đăng tải trên ứng dụng này.
Khương Nha